Lịch sử và hành trình phát triển các dòng xe Vespa

Cập nhật lúc 09:34:43 ngày 31-08-2023

Nhắc đến nước Ý xứ sở tháp nghiêng và những chiếc bánh Pizza không thể không nhắc đến những chiếc xe Vespa mang tính biểu tượng vượt thời gian, đậm tính cổ điển, phong cách, ít ai biết Vespa đã ra đời trong hoàn cảnh như thế nào và phải trải qua những thăng trầm lịch sử để vươn lên thành công của ngày hôm nay.

Chiếc xe vespa đầu tiên ra đời là vào năm 1946, thời điểm ngay sau thế chiến thứ 2 ác liệt, chiếc xe lịch sử ra đời năm 1946 mang dáng dấp của hòa bình và tự do:

VESPA 98 – 1946

Mùa xuân năm 1946, một chiếc xe scooter đột phá mang tính cách mạng được ra mắt lần đầu tiên tại thủ đô của xứ sở của Pizza. Đây cũng là lần đầu tiên biểu tượng (logo) Piaggio mới được gắn nổi trên mặt nạ trước của chiếc tay ga, thay thế huy hiệu hàng không trước đây.

Thành công tức thời của Vespa ngay lập tức thu hút được sự quan tâm rộng rãi của giới truyền thông và sự tò mò, ngạc nhiên, thậm chí hoài nghi của dư luận. Việc thương mại hóa những chiếc xe Vespa đầu tiên được thực hiện thông qua một mạng lưới phân phối quy mô nhỏ với mức giá 55,000 lira Ý cho bản tiêu chuẩn và 66,000 lira Ý cho bản cao cấp.

VESPA 98 CORSA CIRCUITO – 1947

Vespa 98 Corsa được sản xuất để tham gia các giải đua xe. Số lượng xe Vespa ngày một tăng lên tại Italia là một minh chứng cho thành công của Piaggio. Enrico Piaggio sản xuất một mẫu xe quyết liệt hơn nhằm chinh phục những chặng đua. Người đầu tiên lái chiếc Vespa 98 trên đường đua là Giuseppe Cau. Ông đã giành chiến thắng tại chặng leo dốc lên đồi Monta Mario năm 1947.

Mẫu xe đua Vespa 98 Corsa đại điện cho sự đổi mới với tốc độ vượt bậc. Thân xe bằng thép nguyên khối được chế tác hoàn toàn thủ công. Hệ thống phanh tang trống được trang bị ống thoát khí để giảm nhiệt. Hộp hộp số ba cấp cho phép điều khiển động cơ bằng van bướm, làm mát bằng hệ thống thông gió cưỡng bức. Do được thiết kế với màu đỏ nguyên gốc, mẫu xe này còn được biết đến với tên gọi: ‘Quả cầu lửa’.

VESPA 98 II SERIE – 1947

16,500 chiếc xe thuộc đời thứ 2 của Vespa 98 đã được xuất xưởng và đưa vào lưu thông. Phiên bản nâng cấp cho thấy sự cải tiến so với những mẫu xe trước cả về mặt thẩm mỹ lẫn tính năng kỹ thuật.

Không chỉ nhằm phục vụ mục đích thay thế lốp xe bị thủng do điều kiện đường xá tồi tệ sau chiến tranh, bánh xe phụ còn trở thành hình ảnh mang tính biểu tượng của chiếc xe Vespa. Hình ảnh Vespa 98 gợi nhớ ngành kinh doanh máy bay của Piaggio, nhờ thiết kế đèn pha đã cải tiến cùng với tông màu ánh bạc kim loại.

Khi các tạp chí đăng tải thông tin: phải chờ đợi 8 tháng để sở hữu một chiếc Vespa 98, việc buôn bán trên thị trường “chợ đen” ngay lập tức nở rộ. Những chiếc Vespa mới được nâng gấp đôi giá bán, đạt đến đỉnh điểm 125,000 Lira Ý.

VESPA 125 CORSA “ALLOY FRAME” – 1949

Năm 1949, Chiếc Vespa đầu tiên được sản xuất với bộ khung xe đua và các bánh xe làm từ hợp kim nhôm, thiết kế vốn thường dùng trong xây dựng máy bay, được lắp ráp với nhau bằng đinh tán. Đây là công nghệ sản xuất vượt bậc nhất vào những năm 1940s.

VESPA125 – 1949

Năm 1948, Piaggio ra mắt một mẫu xe Vespa hoàn toàn mới. Từ năm 1946 đến năm 1947, 1183 chiếc Vespa 125 phân khối được tiếp thị và phân phối chủ yếu ở thị trường nước ngoài (đặc biệt là Thụy Sĩ).

Cuối năm 1947, Enrico Piaggio quyết định dừng hoàn toàn việc sản xuất Vespa 98 phân khối, chỉ tiếp tục mẫu xe 125 phân khối cho cả thị trường nội địa Ý và toàn bộ các thị trường quốc tế. Một số thay đổi được đưa vào nhằm thích nghi với nhu cầu mới bao gồm đòn treo phía trước, nắp động cơ được nâng lên để dễ dàng thâm nhập vào khu vực động cơ và máy móc.

Phiên bản Vespa năm 1949, hiện được được trưng bày tại bảo tàng Piaggio, mang tính thẩm mỹ cao hơn với thiết kế mới nhờ hệ thống làm mát và hộp số điều khiển cải tiến.

VESPA CIRCUITO 125 – 1949

Cuối những năm thập kỷ 40, các hãng sản xuất xe gắn máy lớn cho rằng cách tốt nhất để quảng bá sản phẩm là tham gia vào những giải đua lớn nhằm thu hút sự chú ‎ ý của công chúng hướng đến đối tượng khách hàng tiềm năng.

Với cùng mục đích như vậy, những chiếc xe Piaggio tiếp tục góp mặt tại nhiều giải đấu . Không chỉ phục vụ nhu cầu quảng cáo sản phẩm xe gắn máy, giải đua xe dung tích động cơ 125 cc còn là sân chơi dành cho những thử nghiệm mang tính cải tiến. Từ giải đua này, những giải pháp mới cho các mẫu xe tiêu chuẩn đã được áp dụng.

Những chiếc Vespa tham gia cuộc đua được gia công và lắp ráp tỉ mỉ bằng tay bởi các chuyên gia đến từ Piaggio và được điều khiển bởi các tay lái điêu luyện như Dina Mazzoncini và Giuseppe Cau. Và Giuseppe Cau đã chinh phục chặng đua nước rút tại Catania Etna vào năm 1950, về nhất tại bảng đua 125 phân khối, và thứ 3 chung cuộc sau Guzzi và Benelli.

VESPA MONTLHERY – 1950

Để quảng bá hình ảnh đậm chất thể thao của mình, Piaggio chuyển hướng từ tập trung vào khán giả sang việc phá vỡ các kỷ lục.

Tuần đầu tháng 4 năm 1950 tại trường đua Montlhery, Pháp. Sau 10 tiếng thử nghiệm với 3 tay lái chuyên nghiệp lần lượt cầm lái, Vespa đã chiến thắng mọi đối thủ, lập kỷ lục thế giới (tốc độ trung bình 134 km/giờ), đạt tốc độ trung bình 129,7 km/giờ tại chặng đua 100 dặm, tốc độ trung bình 123,9 km/giờ tại chăng đua 500 dặm và tốc độ trung bình 124,3 km/giờ tại chặng đua 1,000 km.

Trong suốt 10 tiếng đồng hồ, những chiếc Vespa chinh phục tổng cộng 1,049 km. Bằng một phiên bản gần giống với chiếc xe đua Vespa 125 phân khối, sản xuất với bộ khung hợp kim nhôm năm 1949, Mazzoncini đã đạt kết quả tuyệt vời tại những giải đua ông tham gia, trong số đó có chiến thắng tuyệt vời tại bảng đua dành cho xe hai bánh tại Genoa, nơi cuộc tranh tài giữa Vespa và Lambretta vô cùng căng thẳng.

VESPA SILURO (TORPEDO) – 1951

Mùa xuân năm 1951, Vespa lập kỷ lục đáng tự hào nhất trong lịch sử. của Piaggio nói chung và Vespa nói riêng. Bay qua 1km trên không trung. Ngày 9 tháng 2, tại xa lộ thủ đô Roma (gần Ostia), một chiếc Vespa với động cơ hai pit-tông đối đỉnh (công suất tối đa 17.2 hp tại 9500 vòng tua/phút). Thiết kế bởi Corradino D’Ascanio do Dino Mazzoncini cầm lái. đã bay lên không trung từ kilomet số 10 đến kilomet số 11 với kỷ lục thế giới đạt 21,4 giây, đạt vận tốc trung bình 171.1km/giờ. – thật khó có thể tin đây là sự thật.

Lịch sử ra đời và phát triển dòng xe Vespa

VESPA 125 – 1951

Cũng như năm 1948, doanh số bán hàng năm 1951 theo đà tăng nhanh nhờ vào công nghệ đổi mới và tính thẩm mỹ trong các thiết kế rất được chú trọng. Phiên bản xuất xưởng năm 1951 thậm chí còn được chú ý hơn nhờ sự ra mắt đầy ấn tượng trong bộ phim lãng mạn huyền thoại Roman Holiday, kể về chuyện tình của hai nhân vật do Audrey Hepburn và Gregory Peck thủ vai tại thủ đô Rome của Ý.
Lịch sử ra đời và phát triển dòng xe Vespa

VESPA 125 “SIX DAYS” – 1951

Tương đồng với chiếc Vespa 125 về mặt thẩm mỹ, mẫu “Six Days” khác biệt ở cấu tạo bình xăng. có gờ bảo vệ bao quanh và bộ chế hòa khí kích thước lớn hơn đạt tại thùng xe bên phải. Nickname “Six Days” đến từ cuộc thi International Six Days lần thứ 26 tổ chức vào mùa thu 1951. Đây cũng chính là giải đua Vespa đã 9 lần giành chức vô địch. Đội đua Piaggio khi đó bao gồm: Biasci, Cau, Crabs, Mazzoncini, Merlo, Nesti, Opesso, Riva, Romano và Vivaldi. Chiếc Vespa 125 “Six Days” đồng thời chiến thắng cúp vô địch của Hiệp Hội Xe gắn máy ‎ Ý năm 1951, nơi chứng kiến 3 tay lái thống lĩnh các cuộc đua trên những chiếc Vespa (Giuseppe Cau, Miro Riva, Bruno Romano)

Lịch sử ra đời và phát triển dòng xe Vespa

VESPA 125 U – 1953

Chỉ có 7,000 bản của chiếc U Vespa được sản xuất, khiến nó trở thành một trong những mẫu xe được các nhà sưu tập săn lùng ráo riết nhất. Ra đời vào năm 1953 với mục đích trở thành một mẫu xe thực dụng, với chữ U là viết tắt của từ “utility” – mang tính thực tiễn, Vespa U là mẫu xe nguyên gốc được thiết kế để cạnh tranh với mẫu xe cùng dòng của đối thủ Lambretta, được bán trên thị trường với giá 110 đô la. Lần đầu tiên, đèn pha được lắp trên tay lái thay vì tấm chắn bùn trước trên phiên bản xe Vespa.

 

Thiết kế bởi Aptech
Báo giá ngay Gọi tư vấn miễn phí